Hôm nay thiết kế web có ngay xin chia sẻ bài viết hướng dẫn sử dụng SEO Doctor để các bạn hiểu rõ về công cụ hỗ trợ seo này và sẽ biết cách sử dụng thành thạo SEO Doctor phục vụ cho chiến dịch seo của mình.
Hướng dẫn sử dụng SEO Doctor
1. Cài đặt SEO Doctor
Nếu trình duyệt web của bạn chưa có add on seo doctor thì bạn có thể tải SEO Doctor về máy và sau đó cài đặt vào trình duyệt của mình
tải về máy sau đó cài đặt cho trình duyệt của mình và khởi động lại là xong. Sau khi cài đặt xong thì trình duyệt của bạn xuất hiện một hình lá cờ như hình dưới đây :
Bây giờ thì bạn có thể bắt đầu sử dụng SEO Doctor để kiểm tra trang web của mình. Ví dụ ở đây mình kiểm tra trang web kenhseoaz.blogspot.com
Sau khi sủa xong thì bài viết của bạn đã được chuẩn onpage, sẽ rất có lợi cho việc đi seo của bạn đạt hiệu quả cao khi bài viết chuẩn onpage theo tiêu chí seo doctor đánh giá.
Dưới đây là các tiêu chí đánh giá của SEO Doctor với một bài viết onpage :
Web Analytics
Bạn có thể phân tích web qua công cụ miễn phí Google Analytics để theo dõi lưu lượng khách visit trang của bạn. Là một seoer bạn nên cài đặt và sử dụng công cụ này cho web mà bạn đang quản lí.
ALT Image tag
Đây là một tiêu chí quan trọng trong bài viết onpage mà bạn cần chú ý để hoàn thiện, Bot Google sẽ không thể hiểu được nội dung các hình ảnh trong bài viết của bạn vì vậy bạn nên bổ sung thẻ ALT cho hình ảnh và các thẻ ALT nên chứa các từ khóa cần seo.
H1 và H2 Tag
Là các thẻ heading trong bài viết riêng với H1 chỉ cần 1 thẻ duy nhất và đó chính là tiêu đề cho trang của bạn. Bạn nên tối ưu các thẻ H1 và H2 và nên chauws từ khóa trong các thẻ này.
Number of links
SEO Doctor sẽ báo cho bạn con số các link liên kết ra ngoài website của bạn, nếu trên 100 liên kết thì seo doctor sẽ báo để bạn quản lí tốt các liên kết này, nếu link xấu bạn có thể gỡ bỏ ngay để không ảnh hưởng đến site.
Loading Time
Đây là thời gian load site của bạn và cũng là một tiêu chí quan trọng đối với seo, loading time phụ thuộc vào hosting của bạn khi hosting đầy hoặc băng thông hết hạn bạn cần liên hệ với đơn vị cung cấp hosting để xử lí. Thời gian load lâu sẽ ảnh hưởng không tốt cho việc lên top của site vì khách hàng sẽ bực mình và hủy bỏ các cuộc visit tới site.
Meta Description
Đây là thẻ miêu tả ngắn gọn và tóm tkắt nhất nội dung bài viết, nó rất quan trọng vì sau khi đọc phần miêu tả này khách sẽ quyết định visit vào site hay không. Bạn nên viết phần này từ 70-160 kí tự là tốt nhất.
Page Indexable
Website của bạn nên có file robot.txt và thẻ meta trong, page indexable đạt càng cao càng tốt và bạn nên để trên 50%.
Seo Friendly URLs
Url của site cũng rất quan trọng trong việc đi seo web,bạn nên tối ưu url và url chứa từ khóa cần seo sẽ giúp ích rất nhiều cho site lên top.
Title tag
Thẻ title này cũng rất quan trọng với những người dùng nó sẽ được hiển thị trên các công cụ tìm kiếm để người dùng nhìn thấy có quyết định click vào site hay không. Bạn nên tối ưu thẻ title trong khoảng 75 kí tụ và chứa từ khóa cần seo.
Các tiêu chí để có một bài viết onpage chuẩn là rất quan trọng trong việc seo hiệu quả vì vậy bạn phải tối ưu bài viết đến mức tối đa nhé như vậy google sẽ đánh giá cao bài viết. Với công cụ SEO Doctor sẽ giúp cho bạn đánh giá chuẩn bài viết onpage. Chúc các bạn thành công !
0 nhận xét:
Đăng nhận xét